Tài xế lái xe Kia Morning chạy ngược chiều, quyết không quay đầu khi bị nhắc nhở
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ theo y học cổ truyền, tết là thời gian cuối mùa đông đầu xuân, thời tiết có tính hàn - thấp (lạnh, ẩm), con người thường dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là người già, trẻ em và người có bệnh mạn tính.Lưu ý về các bài thuốc tăng sức đề kháng trong các ngày tết để ứng phó thời tiết, đặc biệt khi miền Bắc đang rét đậm, chuyên gia y học cổ truyền hướng dẫn các chế biến đơn giản các cây gia vị - thảo dược sẵn có để phòng bệnh thông thường mùa đông - xuân.Theo bác sĩ Trang, mật ong, tỏi hoặc trà xanh, quế chi đều các thể giúp cơ thể mạnh hơn, tăng sức chống đỡ với tác nhân gây bệnh. Có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm uống buổi sáng. Liều lượng nên dùng là 1 nhánh tỏi, 20 ml mật ong và 200 ml nước nóng.Hoặc tăng đề kháng từ các thảo dược sẵn có. Cụ thể: kinh giới, quế chi, bạc hà, trà xanh (mỗi thứ 5 gam, pha với 200 ml nước sôi hãm 5 - 10 phút, uống ấm).Trà xanh và gừng (mỗi thứ 10 gram) sắc hoặc hãm với nước sôi uống trong ngày. Trị cảm lạnh: bạc hà, kinh giới, tía tô, thông bạch (hành củ) tươi (mỗi thứ 30 gram) nấu cháo ăn nóng cho ra mồ hôi hoặc sắc nước uống nóng.Trị viêm đường hô hấp, ngạt mũi chảy nước mũi: tỏi ép lấy nước (1 tép) pha với nước đun sôi để nguội tỷ lệ 1/20, dùng nhỏ mũi. Kinh giới, bạc hà (mỗi thứ 1 nắm) đun lấy nước uống thay trà.Với trường hợp bị nôn, đầy bụng, khó tiêu có thể dùng gừng (5 lát) sắc nước uống ấm. Hoặc tỏi (giã 3 - 5 nhánh) dùng để đắp vùng rối. Tỏi được đặt trên vải mỏng để tránh bỏng da.Hàng ngày, trong nhà có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng bồ kết, vỏ bưởi khô hoặc tinh dầu (sả, quế, bạc hà, mùi, tràm…), vừa diệt khuẩn không khí, vừa tạo hương thơm dễ chịu đón khách ngày tết.Bác sĩ Trang cũng lưu ý, để ăn giữ sức khỏe ngày tết, cần ăn nhiều rau màu xanh đậm giúp bổ sung vitamin C, kết hợp luyện tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, tập thể dục thể thao thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cách phòng tránh các bệnh tích cực.Bác sĩ Trang lưu ý thêm, những người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh mạn tính."Các món ăn thân thuộc trong dịp tết mà nhà nào cũng có như giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông… nhìn chung đều quá mặn và nhiều mỡ nên rất không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo. Vì vậy, hạn chế ăn những nhóm thực phẩm này cũng là cách ổn định bệnh và phòng ngừa biến chứng", bác sĩ Trang chia sẻ.Một số bệnh có thể mắc khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột như: liệt mặt (liệt thần kinh số 7 ngoại biên); vẹo cổ cấp, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Vì vậy, khi đi chơi cần mặc đủ ấm, giữ kín cổ, ở nhà tránh gió lùa, tránh tắm gội khi quá khuya, đặc biệt trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh tim mạch...
Mẫu nhí trổ tài biểu diễn nghệ thuật và thời trang
- Sao cháu nghe bài hát này cháu cảm thấy một tình yêu cuộn trào như sóng biển của một người…
Giá USD hôm nay 8.4.2024: Thị trường tự do tăng vượt 25.500 đồng
Giải chạy này đã thu hút hơn 300 vận động viên trên toàn quốc tham gia. Ngoài ra, còn có hơn 500 vận động viên khác cùng chạy đồng hành.
Trong quá trình kiểm tra dự án đóng tàu ngầm nói trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xem xét "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" đang được đóng theo quyết định quốc phòng được công bố tại một đại hội đảng quan trọng vào năm 2021, theo KCNA.Cụm từ "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" có thể hé lộ đó là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), thường được gọi là tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN). Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai tiết lộ về việc đóng một chiếc SSBN và hình dáng của con tàu, theo Hãng tin Yonhap.Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là một trong những hệ thống vũ khí tinh vi mà ông Kim đã cam kết sẽ phát triển trong đại hội đảng. Những hệ thống vũ khí tinh vi đó còn có vệ tinh do thám và tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn.Khi kiểm tra dự án đóng tàu ngầm mới, nhà lãnh đạo Kim nhấn mạnh nhu cầu phát triển "tàu chiến áp đảo" như một biện pháp răn đe mạnh mẽ để kiềm chế "ngoại giao pháo hạm" của các thế lực thù địch. Theo KCNA, ông Kim "nói rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ đứng yên quan sát các hoạt động quân sự trên biển và dưới nước của kẻ thù đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của CHDCND Triều Tiên bằng cách liên tục triển khai số lượng lớn các tài sản chiến lược".Ông Kim "khẳng định rằng khả năng phòng thủ trên biển của CHDCND Triều Tiên, hiện đang ở vị trí có trách nhiệm và chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và khu vực, sẽ được thể hiện đầy đủ ở bất kỳ vùng biển cần thiết nào mà không bị giới hạn", theo KCNA. Ông Kim cũng đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa các tàu hải quân trên biển và dưới nước của Triều Tiên, bao gồm mục tiêu phát triển và sở hữu tàu chiến, theo KCNA.Vào tháng 9.2023, Bình Nhưỡng đã công bố tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân dưới nước. Vào thời điểm đó, ông Kim đã công bố kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu ngầm, trong đó có cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo Yonhap.
Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Có cộng điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế?
Suốt những ngày nghỉ lễ, dù không đi du lịch đó đây nhưng dành phần lớn thời gian cho việc ngủ và cày phim thả ga, Lê Thị Cẩm Tú (23 tuổi), ngụ tại kiệt 82 Nguyễn Lương Bằng, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, (TP.Đà Nẵng), chia sẻ: “Nếu bình thường mình sẽ đi ngủ lúc 23 giờ, thì những ngày nghỉ lễ không phải dậy sớm đi làm nên thức xem phim đến 2 - 3 giờ sáng. Vì không cần báo thức nên mình ngủ thả ga đến 11, 12 giờ. Cho nên khi nghĩ đến việc mai phải thức dậy đi làm lúc 6 giờ tự nhiên mình muốn được nghỉ lễ thêm”.

Lạ lùng sầu riêng ở xứ gió Lào
Dân bức xúc vì con đường nắng bụi, mưa lầy
Chiều 3.1, T.Ư Đoàn đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảng cơ quan T.Ư Đoàn với sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Thanh Tùng, Phó bí thư thường trực Đảng ủy T.Ư Đoàn.Năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã chủ động, nỗ lực triển khai toàn diện, kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Ban Thường vụ Đảng ủy đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng và ban hành sớm các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm của Đảng ủy T.Ư Đoàn trong năm 2024. Tổ chức 14 hội nghị thường kỳ và bất thường cho ý kiến kịp thời các nội dung quan trọng, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ, chi bộ trực thuộc và Đại hội đại biểu Đảng bộ T.Ư Đoàn lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Trong năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã tổ chức, thực hiện 969 đầu việc; xây dựng, ban hành 144 tờ trình, 561 công văn chỉ đạo, 8 kế hoạch, 4 chương trình, 45 báo cáo, 1 quy chế, 1 đề án, 151 quyết định và các loại văn bản khác, nhằm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cụ thể hóa nhiệm vụ trên các mặt công tác khác nhau. Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng cho biết: năm qua phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, đồng thời đảm bảo chặt chẽ theo quy định. Việc triển khai, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết trong thực tiễn Đảng bộ T.Ư Đoàn được thực hiện đồng bộ và bám sát điều kiện của từng đảng bộ, chi bộ. Ứng dụng triệt để hệ thống văn phòng điện tử eoffice của T.Ư Đoàn, sổ tay đảng viên điện tử, hệ thống tổ chức hội nghị trực tuyến trong thông tin, liên lạc và tuyên truyền, qua đó các cấp ủy và đảng viên có điều kiện tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ sớm và đầy đủ. Ban Thường vụ Đảng ủy đã phối hợp với Ban Bí thư T.Ư Đoàn tiếp tục lãnh đạo các cấp ủy trực thuộc phối hợp với lãnh đạo các ban, đơn vị và cán bộ, đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong tham mưu triển khai các nội dung công việc theo kế hoạch.Đặc biệt là việc triển khai chủ đề công tác "Năm Thanh niên tình nguyện" của T.Ư Đoàn đạt kết quả cao: đã vận động hơn 10,7 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện do tổ chức Đoàn, Hội tổ chức; thực hiện hơn 42.000 công trình, phần việc thanh niên (tăng gần 4,5 triệu lượt và gần 1.000 công trình so với cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng đã phối hợp chặt chẽ trong công tác nhân sự của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong quá trình chuẩn bị, tổ chức Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Đặc biệt, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan T.Ư Đoàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo quản lý, phân bổ biên chế gắn với vị trí việc làm; ban hành danh mục chức danh, vị trí lãnh đạo và tương đương tại cơ quan T.Ư Đoàn. Phát biểu kết luận hội nghị, anh Bùi Quang Huy ghi nhận những kết quả đã đạt được năm 2024, trong đó có việc tham gia chuyển đổi số như sử dụng hệ thống văn phòng điện tử, cơ sở dữ liệu đảng viên 3.0…; tham mưu thực hiện chỉ đạo chương trình công tác của Ban Bí thư T.Ư Đoàn.Trong năm 2025, anh Huy đề nghị tập trung thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ T.Ư Đoàn theo tinh thần Nghị quyết 18, để bộ máy thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hoạt động liên tục, không để trống chức năng, không bị gián đoạn.Anh Huy cũng đề nghị các đơn vị chủ động, chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức đại hội chi bộ, đảng bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng đảng viên…Tại hội nghị, Ban thường vụ Đảng ủy T.Ư Đoàn đã khen thưởng 4 tập thể và 29 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024.
7 địa điểm trên thế giới giúp bạn có những bức hình sống ảo tuyệt đẹp
Ngày 3.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất trên địa bàn.Theo đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan rà soát, lập phương án xử lý các tài sản công, trụ sở làm việc chưa được sử dụng hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Việc xử lý sẽ được tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các cơ sở nhà, đất thuộc diện thu hồi theo quy định của luật Đất đai năm 2024, Sở TN-MT có trách nhiệm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi và xử lý đúng quy định, thay vì thực hiện quy trình sắp xếp lại theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý nhà, đất công. Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu đất 6,26 ha tại khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, vốn được thu hồi từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần. Trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản công theo quy định, tỉnh thống nhất chủ trương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức khai thác ngắn hạn đối với các khu đất do đơn vị này quản lý. Sở TN-MT có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm thực hiện trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn đúng quy định, đảm bảo nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả. Việc triển khai các nhiệm vụ trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
fa
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư